Tạp chí phụ nữ mới
  • Sự kiện
  • Nhân vật
  • Văn hóa
    • Lang thang trên mạng
    • Tôi là tôi
    • Nhà nhiều cột
    • Xem – Nghe – Đọc
    Những thù và ghét
    Những thù và ghét
    09/25/2020
    Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
    Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
    08/19/2020
    Lấy chồng nghệ sỹ: Bao dung cần cả một đời
    Lấy chồng nghệ sỹ: Bao dung cần cả một đời
    08/13/2020
    Man mác hương mùi đêm 30
    Man mác hương mùi đêm 30
    08/11/2020
    Gian bếp của ngoại
    Gian bếp của ngoại
    08/10/2020
    Chùm chìa khóa nhà
    Chùm chìa khóa nhà
    07/27/2020
    Áo dài, một nét tâm hồn Việt
    Áo dài, một nét tâm hồn Việt
    07/27/2020
    Nhớ bậc thềm xưa
    Nhớ bậc thềm xưa
    07/22/2020
    Thị dân và văn hóa đô thị
    Thị dân và văn hóa đô thị
    07/17/2020
    Hai cây tùng trong công viên
    Hai cây tùng trong công viên
    07/17/2020
    Bỗng dưng… nhớ thùng nước gạo
    Bỗng dưng… nhớ thùng nước gạo
    07/17/2020
    Buổi sáng ở đường sách
    Buổi sáng ở đường sách
    07/17/2020
    Vỉa hè
    Vỉa hè
    07/17/2020
    Những ngày cuối năm…
    Những ngày cuối năm…
    07/17/2020
    Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    07/17/2020
    Bèn xem phim để…. quên
    Bèn xem phim để…. quên
    07/06/2020
    Do bạn, dù hạnh phúc hay đau khổ
    Do bạn, dù hạnh phúc hay đau khổ
    09/25/2020
    Thuốc lá và đàn bà
    Thuốc lá và đàn bà
    08/12/2020
    Số ít nhưng hạnh phúc, một mình nhưng mạnh mẽ
    Số ít nhưng hạnh phúc, một mình nhưng mạnh mẽ
    08/12/2020
    Tình yêu chữa lành mọi nỗi đau
    Tình yêu chữa lành mọi nỗi đau
    08/12/2020
    Tha thứ
    Tha thứ
    07/27/2020
    Mùa Covid
    Mùa Covid
    07/06/2020
    Tôi không phải “đàn ông đích thực”, mà thế thì đã sao?
    Tôi không phải “đàn ông đích thực”, mà thế thì đã sao?
    09/25/2020
    Việc nhà không chỉ  của đàn bà
    Việc nhà không chỉ của đàn bà
    07/06/2020
    Con voi bằng gỗ gụ
    Con voi bằng gỗ gụ
    09/28/2020
    Thu và ngôn tình
    Thu và ngôn tình
    09/25/2020
    Nhạc của những kẻ lạc loài
    Nhạc của những kẻ lạc loài
    08/19/2020
    Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Yêu, tin và tồn tại
    Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Yêu, tin và tồn tại
    08/13/2020
    Có ai thấy mình trong “Về nhà đi con”
    Có ai thấy mình trong “Về nhà đi con”
    08/12/2020
    “Ký sinh trùng” hay cuộc rượt đuổi tận cùng thân phận con người
    “Ký sinh trùng” hay cuộc rượt đuổi tận cùng thân phận con người
    08/12/2020
    Hạnh phúc
    Hạnh phúc
    08/10/2020
    Bên này thì vui hơn bên kia
    Bên này thì vui hơn bên kia
    08/10/2020
    Nhạc Việt và những sắc màu tính nữ vượt thời gian
    Nhạc Việt và những sắc màu tính nữ vượt thời gian
    07/17/2020
    Phim “Vợ Ba”, khi cái đẹp có quá nhiều toan tính…
    Phim “Vợ Ba”, khi cái đẹp có quá nhiều toan tính…
    07/17/2020
    Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
    Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
    07/16/2020
    Tản mạn cá kho
    Tản mạn cá kho
    07/16/2020
    Anh yêu
    Anh yêu
    07/06/2020
    Sau bão, vẫn là bão
    Sau bão, vẫn là bão
    07/06/2020
    Kintsugi – Những ‘vết nứt’ vâng
    Kintsugi – Những ‘vết nứt’ vâng
    07/06/2020
    Bàn tay mang hoa đến
    Bàn tay mang hoa đến
    07/06/2020
    Thơ Nguyễn Toàn thắng
    Thơ Nguyễn Toàn thắng
    07/06/2020
  • Tâm lý
    • Chuyên đề trong tháng
    • Sơ cứu tâm trạng
    • Thư gửi em
    • Thiền sư đương đại
    Ngưỡng mộ những viển vông
    Ngưỡng mộ những viển vông
    09/22/2020
    Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
    Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
    09/14/2020
    Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
    Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
    09/14/2020
    Chết khát giữa đại dương
    Chết khát giữa đại dương
    09/14/2020
    Trong thân xác đàn ông
    Trong thân xác đàn ông
    09/14/2020
    “Mắc kẹt” ở Tinder
    “Mắc kẹt” ở Tinder
    09/14/2020
    Những đứt gãy trong kết nối con người
    Những đứt gãy trong kết nối con người
    09/14/2020
    Thất nghiệp – Khó khăn không của riêng ai
    Thất nghiệp – Khó khăn không của riêng ai
    07/06/2020
    Cyberbullying – Những nỗi đau trên mạng
    Cyberbullying – Những nỗi đau trên mạng
    07/06/2020
    Phụ nữ 30 – khi trái tim tự gạt ra lề
    Phụ nữ 30 – khi trái tim tự gạt ra lề
    07/06/2020
    Tình yêu chết rồi !
    Tình yêu chết rồi !
    07/06/2020
    Nỗi lo âu về ngoại hình
    Nỗi lo âu về ngoại hình
    07/06/2020
    Cố gắng cũ trong một bình thường mới
    Cố gắng cũ trong một bình thường mới
    09/23/2020
    Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
    Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
    09/23/2020
    Hãy đánh lừa bộ não
    Hãy đánh lừa bộ não
    09/22/2020
    Muôn trùng cô đơn
    Muôn trùng cô đơn
    08/12/2020
    Tự mình thứ tha
    Tự mình thứ tha
    07/06/2020
    Vượt qua một mối quan hệ độc hại
    Vượt qua một mối quan hệ độc hại
    07/06/2020
    Học cách yêu bản thân thực sự
    Học cách yêu bản thân thực sự
    07/06/2020
    5 giai đoạn để bước qua nỗi đau
    5 giai đoạn để bước qua nỗi đau
    07/06/2020
    Tiền hết, tình tan, đời tàn, tâm trạng nát?
    Tiền hết, tình tan, đời tàn, tâm trạng nát?
    07/06/2020
    Vì sao người tốt không sống được với nhau?
    Vì sao người tốt không sống được với nhau?
    07/06/2020
    Buồn nốt hôm nay
    Buồn nốt hôm nay
    07/06/2020
    Kết nối với bản thân
    Kết nối với bản thân
    09/25/2020
    Mùa mưa tới
    Mùa mưa tới
    07/06/2020
    Thiền sư đương đại
    Thiền sư đương đại
    09/25/2020
    Thiền sư đương đại – Hậu COVID
    Thiền sư đương đại – Hậu COVID
    07/06/2020
  • Gia đình
    • Nói với con
    • Góc nhìn phụ nữ
    • Góc nhìn đàn ông
    • Đàn ông mất ngủ
    Nói với con – Khi thế giới không là cổ tích
    Nói với con – Khi thế giới không là cổ tích
    07/06/2020
    Nếu không…
    Nếu không…
    08/28/2020
    Tự do trong bếp
    Tự do trong bếp
    08/13/2020
    Khi phụ nữ “làm quan”
    Khi phụ nữ “làm quan”
    08/07/2020
    Tại sao phải giữ chồng?
    Tại sao phải giữ chồng?
    07/17/2020
    Yêu xa…
    Yêu xa…
    07/17/2020
    Mẹ cảm thấy thế nào?
    Mẹ cảm thấy thế nào?
    07/17/2020
    Bếp và Tết
    Bếp và Tết
    07/17/2020
    Nắng
    Nắng
    07/16/2020
    Nước sông – Nước giếng
    Nước sông – Nước giếng
    07/06/2020
    Trong một căn bếp nhỏ
    Trong một căn bếp nhỏ
    07/06/2020
    Đèn vàng
    Đèn vàng
    09/25/2020
    Một mai qua cơn mê…
    Một mai qua cơn mê…
    09/25/2020
    Tậu chồng
    Tậu chồng
    08/28/2020
    Nạn nhân của quyền lực
    Nạn nhân của quyền lực
    08/28/2020
    Người xưa luôn có lối về
    Người xưa luôn có lối về
    08/12/2020
    Đàn bà hào sảng
    Đàn bà hào sảng
    08/11/2020
    Mất hứng
    Mất hứng
    07/17/2020
    Khuôn mặt đàn bà
    Khuôn mặt đàn bà
    07/17/2020
    Đừng an ủi khi nàng thở than
    Đừng an ủi khi nàng thở than
    07/17/2020
    Dậy mà đi
    Dậy mà đi
    07/06/2020
    Tình bạn đơn phương
    Tình bạn đơn phương
    07/06/2020
    Mẹ là siêu đàn ông
    Mẹ là siêu đàn ông
    07/06/2020
    Mắc kẹt trong cơn giận
    Mắc kẹt trong cơn giận
    09/25/2020
    Đàn ông và định mức thất bại
    Đàn ông và định mức thất bại
    07/06/2020
  • Đời sống
  • Phòng tranh
  • Đặt mua tạp chí Phụ nữ Mới
Close
Tạp chí phụ nữ mới
Close
  • Sự kiện
  • Nhân vật
  • Văn hóa
    • Lang thang trên mạng
    • Tôi là tôi
    • Nhà nhiều cột
    • Xem – Nghe – Đọc
  • Tâm lý
    • Chuyên đề trong tháng
    • Sơ cứu tâm trạng
    • Thư gửi em
    • Thiền sư đương đại
  • Gia đình
    • Nói với con
    • Góc nhìn phụ nữ
    • Góc nhìn đàn ông
    • Đàn ông mất ngủ
  • Đời sống
  • Phòng tranh
  • Đặt mua tạp chí Phụ nữ Mới
Chuyện cũ về thời đổi mới mỹ thuật
Nhân vật 07/17/2020 Hà Phạm

Chuyện cũ về thời đổi mới mỹ thuật

1.  Ngày ấy, khi tôi, một phóng viên mới chân ướt chân ráo về tòa soạn, được phân công viết mỹ thuật, đưa tin về triển lãm của họa sĩ Bùi Xuân Phái, người phụ trách tôi cầm bản thảo, ngần ngừ: Anh này (tức họa sĩ Bùi Xuân Phái) không sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, đưa cũng hơi ngại.

Đấy là đã cuối năm 1989, cũng không phải triển lãm đầu tiên của họa sĩ Bùi Xuân Phái, chỉ là một triển lãm nhỏ ở gallery Hàng Khay, do gia đình tổ chức hơn một năm sau ngày họa sĩ mất. Cái tin rồi vẫn lên được trên báo nhưng bé đúng bằng một bao diêm.

Kể lại câu chuyện này để bạn đọc bây giờ có thể hình dung về không khí sáng tác và triển lãm thời kỳ ấy. Mặc dù trước năm 1989 đã bắt đầu những triển lãm nhóm và cá nhân. Nhưng đâu đó, sự xét nét khắt khe vẫn còn, và còn rất rất lâu. Năm 1999, mười năm sau đấy, khi nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân qua đời, tôi có viết bài khóc ông, khóc thật sự vì một con người tài giỏi đẹp đẽ nhường ấy ra đi, tôi còn được cả một tốp bốn, năm các họa sĩ và nhà lý luận cao niên đến tận tòa soạn, gặp Tổng biên tập đưa đơn kiện tôi, không phải vì tôi viết sai mà đơn giản vì tôi đã dám ca ngợi một người “có vấn đề”.

Câu chuyện của tôi hơi dài, chỉ vì tôi nghĩ mình ít nhiều cũng là người được chứng kiến thời kỳ đổi mới của mỹ thuật từ những ngày đầu, với tư cách một phóng viên. Giờ nói về thời ấy, chưa lâu lắm, mà đã thấy sai khác không ít rồi. Nói những chuyện ấy, để nói về vai trò của một phụ nữ, họa sĩ Đặng Thị Khuê.

Người ta tính sự nghiệp đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới văn hóa văn nghệ, chính thức bắt đầu năm 1986 và cao trào là năm 1989. Nhưng những người theo dõi nền mỹ thuật thời kỳ đó đều cho rằng sự đổi mới trong mỹ thuật đã bắt đầu ngay sau khi Đại hội Hội Mỹ thuật (năm 1983), bầu ra được một Ban Chấp hành mới và đổi tên thành Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, chia ra thành các ngành và các ban.

Ban Sáng tác do họa sĩ Đặng Thị Khuê đứng đầu là ban sôi động nhất.  Rất nhiều thay đổi nhanh chóng đã diễn ra ngay trong năm đầu tiên này. Hai triển lãm cá nhân Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái, năm 1984, là những sự kiện có sức lay động không chỉ trong giới mỹ thuật, còn vang ra toàn bộ giới văn nghệ cả nước.

Họa sĩ Đặng Thị Khuê

2. Họa sĩ Đặng Thị Khuê rất trẻ so với tuổi của bà. “Chị vừa sinh nhật 70 tuổi”, bà nói với tôi. Đã rất lâu tôi không gặp, tóc bà vẫn đen và dầy, cắt ngắn như 30 năm trước, vẫn nói rất nhanh và nói nhiều. Chúng tôi nhắc lại quãng thời gian đó, những năm từ 1984 về sau của mỹ thuật.

“Chỉ có sáu, bảy năm thôi, nhưng là thời điểm chuyển đoạn của nghệ thuật và tư duy xã hội, nên nó chứa đựng tất thảy mọi khó khăn, vật vã của sự sinh nở cái mới…”. Đặng Thị Khuê nói: “Ngày nay chúng ta nhắc đến hai từ “Đổi mới” một cách dễ dàng, như nó là đương nhiên, nhưng ngày đó đâu có vậy. Đối diện với chính mình, với cái cũ trong ta và trong đồng chí thì không mấy dễ dàng…Tất nhiên lúc ấy tôi là cá lẻ và tôi buộc phải cầm cờ”.

Việc của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ tạo hình (NSTH), kiêm Trưởng ban Sáng tác Đặng Thị Khuê, như lúc đó bà thấy cần phải thế, là công bố và xã hội hóa những sản phẩm trí tuệ của các họa sĩ tài danh lớp trước. Cũng có nghĩa là phá bỏ sự độc quyền của giá trị mô phỏng mà cả một thời gian dài gọi là hiện thực. Cũng có nghĩa là làm sáng lên tên tuổi của những Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, những tài danh và những nghệ sĩ “có vấn đề”. “Với nghệ sĩ trẻ, chúng tôi cần được thấy sự công bằng trong đánh giá.  Sống đúng với mình, bằng nhãn thức của riêng mình, cũng là biểu hiện của sự tự tin và nhân cách. Đặt những nghệ sĩ ấy vào hoàn cảnh trước đây mới thấy được bản lĩnh, lòng tự trọng và tình yêu của một thế hệ nghệ sĩ dành cho chính mình, cho cuộc đời và nghệ thuật”. Đổi mới đầu tiên phải bắt đầu với việc tôn trọng những giá trị thật.

3. Nguyễn Sáng, người họa sĩ tài danh mà bà thân thiết nhất, sẽ làm triển lãm đầu tiên. Bởi sau triển lãm, họa sĩ sẽ quay lại miền Nam, nơi ông đã sinh ra, sau 40 năm sống trên đất Bắc.

Thời điểm mà triển lãm của Nguyễn Sáng được mở ra cũng là thời điểm mà triển lãm cá nhân còn đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân. Chỉ từng có triển lãm cá nhân của cố họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và của họa sĩ Trần Văn Cẩn, Chủ tịch Hội NSTH. Triển lãm cá nhân rõ ràng chưa có tiền lệ.

Hội NSTH đã huy động lực lượng đi tìm tranh, ở nhà Nguyễn Sáng chỉ còn có mỗi một bức ông vẽ người vợ đã mất. May lượng lớn tranh của ông vẫn còn trong sưu tập tư nhân Đức Minh. Bà Khuê kể: “Cả một không khí hiếm có cho sự kiện ban đầu ấy. Tôi quyết tìm được tranh của Nguyễn Sáng, những bức họa tuyệt vời của ông, để bày trong không gian lớn của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Hết sức vất vả, nhưng cũng xong, tôi mừng vô cùng, tôi nói với ông: “Anh yên tâm, mọi việc xong rồi, chỉ còn cắt băng khai mạc”. Nhưng ông rất rầu rĩ, ông bảo tôi: “Chưa đâu Khuê ơi, anh người Nam ra Bắc sống nhờ đất Bắc, được học hành; nhưng sau cuộc này anh phải trở về Nam sống nhờ chú em. Vợ anh mất không con cái. Lúc mừng vui cũng là lúc sắp chia ly, giã từ đất Bắc anh muốn có một người đàn bà đứng cạnh anh. Vậy em nhớ mặc cho anh chiếc áo dài và đứng cạnh anh lúc khai mạc…”.

Đó giống như một mệnh lệnh, xót xa và quả quyết. Nhà báo Phạm Phú Bằng, người có mặt trong buổi nói chuyện ấy kể lại. Chiếc áo dài cũng lại là một câu chuyện chưa có tiền lệ.

Đặng Thị Khuê để sẵn chiếc áo dài trong túi, đến triển lãm, chỉ mong Nguyễn Sáng quên đi điều ông yêu cầu. Nhưng đến cổng bảo tàng thì đã nghe mọi người bảo ông đang gọi, vậy là ông không quên. Bà vào nhà vệ sinh thay áo, rồi ra, không dám nhìn ai. Năm ấy Đặng Thị Khuê chưa đến 40 tuổi, so với các họa sĩ đàn anh tuổi trên 70, bà chỉ là cô bé. Mãi mới dám nhìn mọi người, bà thấy Nguyễn Tuân mỉm cười, rồi họa sĩ Bùi Xuân Phái và Dương Bích Liên lẳng lặng đến khoác tay bà. Một khích lệ âm thầm.

Nguyễn Sáng đợi bà đến bên, và dõng dạc nói lời khai mạc. “Ông mặc chiếc sơ mi trắng ngắn cũn cỡn. Nhưng ông mạnh mẽ và đàn ông khiến tôi thấy nhỏ bé và an tâm khi đứng cạnh ông”.

Chiếc áo dài ấy là một thái độ, nó đem lại những lời chỉ trích ngay trong lễ khai mạc ấy. Như những lời răn đe trước đó “cô có biết Nguyễn Sáng là ai không?”. Nhưng với Đặng Thị Khuê, bà an tâm. An tâm suốt cả cuộc đời. Chiếc áo dài ấy, bà vẫn giữ như một kỷ niệm, cho những triển lãm cá nhân về sau, của chính mình.

Vào năm 1984, triển lãm cá nhân của Nguyễn Sáng và Bùi Xuân Phái được coi là hai ngọn cờ của Đổi mới. Những năm sau đó, quyền sáng tác và công bố tác phẩm của họa sĩ nở rộ. Các danh họa Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái… (huân chương Hồ Chí Minh đợt 1), là những tên tuổi chói sáng nhất của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, không ai có thể phủ nhận điều đó.

Đặng Thị Khuê, từng là UV Thường trực Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ tạo hình (NSTH) Việt Nam, Chánh văn phòng Hội, Đại biểu QH khóa 7, đã rời Hội NSTH năm 1989, chuyên tâm sáng tác, và là nữ nghệ sĩ đổi mới hàng đầu trong mỹ thuật đương đại với những tác phẩm installation. Ba mươi năm sau, người ta hầu như quên tên bà trong những cuộc hội thảo về Đổi mới.

Nhưng những người đã biết, đã viết trong những ngày ấy, như tôi, thì vẫn nhớ.

Hà Phạm

 

Tags: họa sĩ mỹ thuật
Share:
Previous post Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
Next post Bếp và Tết
Bếp và Tết

Có thể bạn quan tâm

Ca sỹ Minh Thu: Cứ sống lương thiện, điều lành sẽ ở cuối con đường!
Share:
Nhân vật

Ca sỹ Minh Thu: Cứ sống lương thiện, điều lành sẽ ở cuối con đường!

07/17/2020 Lan Anh
Tôi biết Minh Thu từ nhiều năm trước, khi chị còn là ca sỹ hát ở những phòng trà, quán Bar ở Hà Nội. Vóc dáng hao gầy nữ tính, khuôn mặt xương...
Nghệ sỹ Tuệ Thư: Đối diện với cái chết bằng những bộ xương và đầu lâu nhảy múa trong tranh
Share:
Nhân vật

Nghệ sỹ Tuệ Thư: Đối diện với cái chết bằng những bộ xương và đầu lâu nhảy múa trong tranh

08/19/2020 Codet Hanoi
Có lẽ Din (Tuệ Thư) là nữ nghệ sỹ duy nhất có cách chơi với “đầu lâu” một cách hài hước, vui vẻ. Đối với Din, thông qua hình tượng đầu lâu để thể...

Leave A Comment Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết gần đây

  • Củ niễng xào – món ngon chiều thu
    Củ niễng xào – món ngon chiều thu
    Đời sống

    Củ niễng là gì? Đọc tên bài, sẽ không ít các bạn trẻ bật lên hỏi một cách đầy ngơ ngác. Củ...

  • Vào bếp
    Vào bếp
    Đời sống
  • Con voi bằng gỗ gụ
    Con voi bằng gỗ gụ
    Văn hóa, Xem - Nghe - Đọc
  • Lái chuyến xe quan hệ
    Lái chuyến xe quan hệ
    Đời sống
  • Một đêm dài của người thứ ba
    Một đêm dài của người thứ ba
    Đời sống
Nhận thông báo bài viết mới

Tags

bạo lực ca sĩ Covid CSAGA cuộc sống Diễn viên giáo dục hoài niệm hôn nhân hạnh phúc họa sĩ hội họa LGBT Lưu Quang Vũ món ngon mưa mắc kẹt mở cửa và đi mỹ thuật nghệ sĩ ngoại tình ngẫm nhà báo nhà văn nhạc sĩ Phim ảnh sự nghiệp Thơ trang phục Việt trung thu truyền thông truyện ngắn trầm cảm tâm sự tình yêu tản văn Tết tự kỷ Xuân Quỳnh áo dài âm nhạc điện ảnh định kiến ảnh hà nội ẩm thực
Đừng bỏ lỡ
Kết nối với bản thân
Kết nối với bản thân
09/25/2020
Thiền sư đương đại
Thiền sư đương đại
09/25/2020
Cố gắng cũ trong một bình thường mới
Cố gắng cũ trong một bình thường mới
09/23/2020
Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
09/23/2020
Hãy đánh lừa bộ não
Hãy đánh lừa bộ não
09/22/2020
Ngưỡng mộ những viển vông
Ngưỡng mộ những viển vông
09/22/2020
Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
09/14/2020
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
09/14/2020
Chết khát giữa đại dương
Chết khát giữa đại dương
09/14/2020
Trong thân xác đàn ông
Trong thân xác đàn ông
09/14/2020
Tạp chí điện tử Phụ nữ Mới
Cơ quan chủ quản: Hội Nữ trí thức Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 354/GP-BTTTT ngày 26/8/2019.
Tổng biên tập: Phạm Thanh Hà
Phó tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Hoài
Phụ trách điện tử: Ca Hảo
® Phụ nữ Mới giữ bản quyền nội dung trên website này.
Ghi rõ nguồn “Phụ nữ Mới” khi phát hành lại thông tin từ trang web này.
Tòa soạn
VP Hà Nội: F201 – 7C1B Ngõ 96 Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0973 560 550 – Email: toasoan.tapchiphunumoi@gmail.com
VP TP.HCM: Tầng 2 Tòa nhà Green House, số 184/1A Lê Văn Sỹ, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3991 8768 – Hotline: 0996 266 277.
Email: phunumoi.vphcm@gmail.com.
Quảng cáo
Công ty Cổ phần Truyền thông Phụ nữ Mới
Điện thoại: (028) 3991 8768 – 0938258369 (Ms. Kiều Nguyên)
Email: phunumoi.vphcm@gmail.com.