Tạp chí phụ nữ mới
  • Sự kiện
  • Nhân vật
  • Văn hóa
    • Lang thang trên mạng
    • Tôi là tôi
    • Nhà nhiều cột
    • Xem – Nghe – Đọc
    Những thù và ghét
    Những thù và ghét
    25/09/2020
    Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
    Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
    19/08/2020
    Lấy chồng nghệ sỹ: Bao dung cần cả một đời
    Lấy chồng nghệ sỹ: Bao dung cần cả một đời
    13/08/2020
    Man mác hương mùi đêm 30
    Man mác hương mùi đêm 30
    11/08/2020
    Gian bếp của ngoại
    Gian bếp của ngoại
    10/08/2020
    Chùm chìa khóa nhà
    Chùm chìa khóa nhà
    27/07/2020
    Áo dài, một nét tâm hồn Việt
    Áo dài, một nét tâm hồn Việt
    27/07/2020
    Nhớ bậc thềm xưa
    Nhớ bậc thềm xưa
    22/07/2020
    Thị dân và văn hóa đô thị
    Thị dân và văn hóa đô thị
    17/07/2020
    Hai cây tùng trong công viên
    Hai cây tùng trong công viên
    17/07/2020
    Bỗng dưng… nhớ thùng nước gạo
    Bỗng dưng… nhớ thùng nước gạo
    17/07/2020
    Buổi sáng ở đường sách
    Buổi sáng ở đường sách
    17/07/2020
    Vỉa hè
    Vỉa hè
    17/07/2020
    Những ngày cuối năm…
    Những ngày cuối năm…
    17/07/2020
    Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    17/07/2020
    Bèn xem phim để…. quên
    Bèn xem phim để…. quên
    06/07/2020
    Do bạn, dù hạnh phúc hay đau khổ
    Do bạn, dù hạnh phúc hay đau khổ
    25/09/2020
    Thuốc lá và đàn bà
    Thuốc lá và đàn bà
    12/08/2020
    Số ít nhưng hạnh phúc, một mình nhưng mạnh mẽ
    Số ít nhưng hạnh phúc, một mình nhưng mạnh mẽ
    12/08/2020
    Tình yêu chữa lành mọi nỗi đau
    Tình yêu chữa lành mọi nỗi đau
    12/08/2020
    Tha thứ
    Tha thứ
    27/07/2020
    Mùa Covid
    Mùa Covid
    06/07/2020
    Tôi không phải “đàn ông đích thực”, mà thế thì đã sao?
    Tôi không phải “đàn ông đích thực”, mà thế thì đã sao?
    25/09/2020
    Việc nhà không chỉ  của đàn bà
    Việc nhà không chỉ của đàn bà
    06/07/2020
    Con voi bằng gỗ gụ
    Con voi bằng gỗ gụ
    28/09/2020
    Thu và ngôn tình
    Thu và ngôn tình
    25/09/2020
    Nhạc của những kẻ lạc loài
    Nhạc của những kẻ lạc loài
    19/08/2020
    Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Yêu, tin và tồn tại
    Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Yêu, tin và tồn tại
    13/08/2020
    Có ai thấy mình trong “Về nhà đi con”
    Có ai thấy mình trong “Về nhà đi con”
    12/08/2020
    “Ký sinh trùng” hay cuộc rượt đuổi tận cùng thân phận con người
    “Ký sinh trùng” hay cuộc rượt đuổi tận cùng thân phận con người
    12/08/2020
    Hạnh phúc
    Hạnh phúc
    10/08/2020
    Bên này thì vui hơn bên kia
    Bên này thì vui hơn bên kia
    10/08/2020
    Nhạc Việt và những sắc màu tính nữ vượt thời gian
    Nhạc Việt và những sắc màu tính nữ vượt thời gian
    17/07/2020
    Phim “Vợ Ba”, khi cái đẹp có quá nhiều toan tính…
    Phim “Vợ Ba”, khi cái đẹp có quá nhiều toan tính…
    17/07/2020
    Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
    Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
    16/07/2020
    Tản mạn cá kho
    Tản mạn cá kho
    16/07/2020
    Anh yêu
    Anh yêu
    06/07/2020
    Sau bão, vẫn là bão
    Sau bão, vẫn là bão
    06/07/2020
    Kintsugi – Những ‘vết nứt’ vâng
    Kintsugi – Những ‘vết nứt’ vâng
    06/07/2020
    Bàn tay mang hoa đến
    Bàn tay mang hoa đến
    06/07/2020
    Thơ Nguyễn Toàn thắng
    Thơ Nguyễn Toàn thắng
    06/07/2020
  • Tâm lý
    • Chuyên đề trong tháng
    • Sơ cứu tâm trạng
    • Thư gửi em
    • Thiền sư đương đại
    Ngưỡng mộ những viển vông
    Ngưỡng mộ những viển vông
    22/09/2020
    Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
    Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
    14/09/2020
    Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
    Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
    14/09/2020
    Chết khát giữa đại dương
    Chết khát giữa đại dương
    14/09/2020
    Trong thân xác đàn ông
    Trong thân xác đàn ông
    14/09/2020
    “Mắc kẹt” ở Tinder
    “Mắc kẹt” ở Tinder
    14/09/2020
    Những đứt gãy trong kết nối con người
    Những đứt gãy trong kết nối con người
    14/09/2020
    Thất nghiệp – Khó khăn không của riêng ai
    Thất nghiệp – Khó khăn không của riêng ai
    06/07/2020
    Cyberbullying – Những nỗi đau trên mạng
    Cyberbullying – Những nỗi đau trên mạng
    06/07/2020
    Phụ nữ 30 – khi trái tim tự gạt ra lề
    Phụ nữ 30 – khi trái tim tự gạt ra lề
    06/07/2020
    Tình yêu chết rồi !
    Tình yêu chết rồi !
    06/07/2020
    Nỗi lo âu về ngoại hình
    Nỗi lo âu về ngoại hình
    06/07/2020
    Cố gắng cũ trong một bình thường mới
    Cố gắng cũ trong một bình thường mới
    23/09/2020
    Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
    Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
    23/09/2020
    Hãy đánh lừa bộ não
    Hãy đánh lừa bộ não
    22/09/2020
    Muôn trùng cô đơn
    Muôn trùng cô đơn
    12/08/2020
    Tự mình thứ tha
    Tự mình thứ tha
    06/07/2020
    Vượt qua một mối quan hệ độc hại
    Vượt qua một mối quan hệ độc hại
    06/07/2020
    Học cách yêu bản thân thực sự
    Học cách yêu bản thân thực sự
    06/07/2020
    5 giai đoạn để bước qua nỗi đau
    5 giai đoạn để bước qua nỗi đau
    06/07/2020
    Tiền hết, tình tan, đời tàn, tâm trạng nát?
    Tiền hết, tình tan, đời tàn, tâm trạng nát?
    06/07/2020
    Vì sao người tốt không sống được với nhau?
    Vì sao người tốt không sống được với nhau?
    06/07/2020
    Buồn nốt hôm nay
    Buồn nốt hôm nay
    06/07/2020
    Kết nối với bản thân
    Kết nối với bản thân
    25/09/2020
    Mùa mưa tới
    Mùa mưa tới
    06/07/2020
    Thiền sư đương đại
    Thiền sư đương đại
    25/09/2020
    Thiền sư đương đại – Hậu COVID
    Thiền sư đương đại – Hậu COVID
    06/07/2020
  • Gia đình
    • Nói với con
    • Góc nhìn phụ nữ
    • Góc nhìn đàn ông
    • Đàn ông mất ngủ
    Nói với con – Khi thế giới không là cổ tích
    Nói với con – Khi thế giới không là cổ tích
    06/07/2020
    Nếu không…
    Nếu không…
    28/08/2020
    Tự do trong bếp
    Tự do trong bếp
    13/08/2020
    Khi phụ nữ “làm quan”
    Khi phụ nữ “làm quan”
    07/08/2020
    Tại sao phải giữ chồng?
    Tại sao phải giữ chồng?
    17/07/2020
    Yêu xa…
    Yêu xa…
    17/07/2020
    Mẹ cảm thấy thế nào?
    Mẹ cảm thấy thế nào?
    17/07/2020
    Bếp và Tết
    Bếp và Tết
    17/07/2020
    Nắng
    Nắng
    16/07/2020
    Nước sông – Nước giếng
    Nước sông – Nước giếng
    06/07/2020
    Trong một căn bếp nhỏ
    Trong một căn bếp nhỏ
    06/07/2020
    Đèn vàng
    Đèn vàng
    25/09/2020
    Một mai qua cơn mê…
    Một mai qua cơn mê…
    25/09/2020
    Tậu chồng
    Tậu chồng
    28/08/2020
    Nạn nhân của quyền lực
    Nạn nhân của quyền lực
    28/08/2020
    Người xưa luôn có lối về
    Người xưa luôn có lối về
    12/08/2020
    Đàn bà hào sảng
    Đàn bà hào sảng
    11/08/2020
    Mất hứng
    Mất hứng
    17/07/2020
    Khuôn mặt đàn bà
    Khuôn mặt đàn bà
    17/07/2020
    Đừng an ủi khi nàng thở than
    Đừng an ủi khi nàng thở than
    17/07/2020
    Dậy mà đi
    Dậy mà đi
    06/07/2020
    Tình bạn đơn phương
    Tình bạn đơn phương
    06/07/2020
    Mẹ là siêu đàn ông
    Mẹ là siêu đàn ông
    06/07/2020
    Mắc kẹt trong cơn giận
    Mắc kẹt trong cơn giận
    25/09/2020
    Đàn ông và định mức thất bại
    Đàn ông và định mức thất bại
    06/07/2020
  • Đời sống
  • Phòng tranh
  • Đặt mua tạp chí Phụ nữ Mới
Close
Tạp chí phụ nữ mới
Close
  • Sự kiện
  • Nhân vật
  • Văn hóa
    • Lang thang trên mạng
    • Tôi là tôi
    • Nhà nhiều cột
    • Xem – Nghe – Đọc
  • Tâm lý
    • Chuyên đề trong tháng
    • Sơ cứu tâm trạng
    • Thư gửi em
    • Thiền sư đương đại
  • Gia đình
    • Nói với con
    • Góc nhìn phụ nữ
    • Góc nhìn đàn ông
    • Đàn ông mất ngủ
  • Đời sống
  • Phòng tranh
  • Đặt mua tạp chí Phụ nữ Mới
Vua chó mèo Bảo Sinh, kẻ Bát Phố hiếm hoi của Hà Nội xưa
Nhân vật 17/08/2020 Codet Hanoi

Vua chó mèo Bảo Sinh, kẻ Bát Phố hiếm hoi của Hà Nội xưa

Ở Hà Nội, nhắc tới vua chó mèo Bảo Sinh thì ai cũng biết, nhưng bên cạnh đó, Bảo Sinh còn quá nhiều tài danh như: Bát phố – kẻ lang thang, Bảo Sinh vẽ truyền thần, một Bảo sinh chó mèo, một Bảo Sinh “dân chơi”, “cao bồi” Hà Nội, một Bảo Sinh nhà thơ, một Bảo Sinh võ sĩ.

80 tuổi, sức sống và sự thâm trầm sâu cay đầy chất giễu nhại của Bảo Sinh vẫn thấm đẫm trong từng câu thơ, từng bài viết ngồn ngộn chất liệu cuộc sống của một kẻ Bát Phố hiện sinh.

Ở Hà Nội, nhắc tới vua chó mèo Bảo Sinh thì ai cũng biết, nhưng bên cạnh đó, Bảo Sinh còn quá nhiều tài danh như: Bát phố – kẻ lang thang, Bảo Sinh vẽ truyền thần, một Bảo sinh chó mèo, một Bảo Sinh “dân chơi”, “cao bồi” Hà Nội, một Bảo Sinh nhà thơ, một Bảo Sinh võ sĩ.

80 tuổi, sức sống và sự thâm trầm sâu cay đầy chất giễu nhại của Bảo Sinh vẫn thấm đẫm trong từng câu thơ, từng bài viết ngồn ngộn chất liệu cuộc sống của một kẻ Bát Phố hiện sinh.

 Có phải cha ông đã từng mắng: “Chó nó nuôi mày”. Thời gian trôi qua, ông thấy thế nào?

Tôi thấy đúng quá. Đúng là từ đó đến giờ, chó mèo nuôi tôi, nuôi gia đình, nuôi các con tôi trưởng thành tới giờ. Mà thử ngẫm xem, nếu cái đam mê của mình, nó mang tiền bạc tới cho mình, thì còn gì hay hơn. Chứ nếu mình mải chơi quá, chỉ có phá gia chi tử, thì là đại họa. Nhưng vừa được chơi lại vừa được tiền, còn gì hơn, phải không. Thế mới nói: Khi mê, tiền chỉ là tiền/Ngộ ra mới biết, trong tiền có Tâm.

Nhưng mà ông có bằng lòng với chuyện nuôi chó, nuôi mèo thông thường đâu, còn nghĩa trang chó mèo, resort 5 sao, chùa Tề đồng vật gia, tất cả đều ưu ái dành cho loài chó mèo?

Nếu biết suy ngẫm theo Phật pháp, ta sẽ thấy, loài vật hay nói cách khác, kiếp súc vật, nằm trong lục đạo Luân hồi. Nghĩa là bản thân ta, nếu trong cuộc sống hiện tiền không ra gì, biết đâu kiếp sau đọa đầy thành súc vật, lại chính là con chó, con mèo, con bọ bây giờ thì sao? Thế nên, nhìn loài vật, ấy mà không phải là vật, biết đâu chính là lục tổ bao đời của chúng ta?

Chùa Tề đồng vật gia

Tôi mở cái nghĩa trang chó mèo này, chứng kiến không biết bao cảnh xúc động, những dòng nước mắt, cảm xúc thực sự của những người chủ nhân nuôi chúng. Họ khóc thương xót cho một loài vật biết yêu quý, biết thương họ. Cái tình ấy, con người cảm nhận được, thế nên, khi loài thú chết đi, họ mong muốn tìm chỗ trú ngụ cuối cùng, đem tình cảm ấm áp cho chúng. Mong kiếp sau chúng đầu thai được tốt hơn. Tề đồng vật gia, có nghĩa người và vật như nhau.

Chắc kiếp trước tôi cũng từng gieo ân oán gì đó, nên kiếp này hầu hạ chó mèo trả ơn chăng? Làm thơ, nuôi chó, chọi gà/ Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ/Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ/Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà. Đấy là Bảo Sinh tôi đấy.

Các nghi thức ông Bảo Sinh thường làm cho các khách hàng, đó là dịch vụ cúng lễ mai táng hỏa táng bằng lò than củi, địa táng, hoặc bàn thờ địa táng, bàn thờ di ảnh… Hơn một nghìn ngôi mộ chó mèo nằm xen kẽ giữa cỏ cây hoa lá, ảnh các chú chó mèo khi còn sống vẫn rất đáng yêu như tấm lòng các gia chủ dành cho chúng vậy.

Resort chó mèo của Bảo Sinh đáp ứng đủ các tiêu chuẩn “5 sao” và chỉ dành riêng để phục vụ thượng khách là những con chó, con mèo. Bên trong resort có đầy đủ các dịch vụ, tiện nghi như dịch vụ cắt tỉa lông, móng; khám chữa bệnh; phòng nghỉ VIP… và đặc biệt là dịch vụ mai táng, cầu siêu đầy đủ từ A đến Z.

Thế mới thấy, từ một thú chơi đam mê trở thành một ngành nghề kinh doanh như Bảo Sinh, có lẽ, hiếm ai làm được.

Tôi thấy đoạn ông miêu tả mình trong tâm thức Bát Phố, tuyệt hay. Một Bát Phố ngẩn ngơ với vẻ đẹp của hồ Gươm, với bộn bề của cuộc sống, mà Bát Phố vẫn cứ ung dung, nhìn đâu cũng như xuyên thấu tận gốc của vấn đề?

Tôi thấy hạnh phúc nhất là mình được thong dong trên phố cổ, ngắm phố ngắm phường như một kẻ rỗi hơi. Bát Phố đi trên phố thì nhớ nhà, mà về nhà thì nhớ phố, ở phố như ở nhà. “Bát Phố nổi tiếng đi thong thả, dép lê lệt bệt như con ngan. Hà Nội đi chậm nhất Việt Nam, Bát Phố lại là kẻ đi chậm của Hà Nội.

Người bình thường đi vòng quanh Bờ Hồ mất nửa giờ, Bát Phố đi vòng quanh Bờ Hồ có thể mất tới 5 giờ, dí tẹt mũi vào cửa kính nhà hàng để ngắm mà chẳng định ngắm gì, mua gì. Hình như Bát Phố chỉ ngắm mình, và mua mình:

“Ta đến trong từng mỗi bước đi/ Chẳng mơ chỗ đến để làm chi/ Dòng thời gian chảy đâu đâu bến/Vũ trụ này chỗ đến là đi”.

Hà Nội trong ông nhiều chất liệu mà có lẽ vài tập sách không hết nhỉ?

Tôi đã từng viết người Hà Nội nay dường như không còn giây phút bâng khuâng. Lớp trẻ thường có hai thái độ: Một là vui thú nhảy múa, hò hét, hai là buồn xỉu, hoặc chửi bới, văng tục. Sở dĩ vậy vì Hà Nội đang sôi lên như nồi lẩu. Ở giữa phố đông người, mà vẫn cảm nhận lẽ vô thường bát phố là vô sở cầu, là tùy duyên, cô chung như chân trời mờ ảo “Khi đã ngộ lẽ vô thường/Nhìn đâu cũng chỉ thấy đường mà thôi”.

Vợ ông có bao giờ “phát điên” vì ông không?

Tôi chẳng bao giờ giấu gì vợ, nên điên hay không, có lẽ tự thân thôi. Tôi có lẽ còn là kẻ làm thơ về vợ kha khá đấy. “Vợ là thánh chỉ vua ban/Có sao dùng vậy, miễn bàn đúng sai/Quỷ thần chứng cả hai vai/Vợ là thiên tạo chả ai địch bằng”. Hoặc “Sợ vợ tới chỗ tận cùng/Tôi sẽ cảm thấy như không sợ gì”. Vợ tôi vốn là cô giáo, kém 13 tuổi, không hiểu nhau thì khó sống được, mà tôi đã nói rồi “Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”.

Trong tập Bát Phố, tôi đã viết thế này:

Có lần vợ Bát Phố (Bát Phố là cách Bảo Sinh gọi về nửa ngẩn ngơ của mình) thấy Bát Phố có nhiều hành tung đáng ngờ, vợ Bát Phố đi theo, xem ông đi đâu, làm gì, với ai. Đang trên đường, thì một cơn mưa ập đến, vợ ông thấy “Bát Phố xòe tay hứng mưa, thấy sự khoái cảm của việc đi chơi, cho dù là đi một mình “đi chơi chỉ có một mình/ là ta cùng với ông trời sánh đôi”. Chắc thấy Bát Phố ngơ ngẩn thế, nên vợ của Bát Phố đâm ra lại… an tâm.

Mà bản chất của chuyện vợ chồng là gì? “Đổi vợ như đổi trại giam/Tù chung thân lại chuyển sang suốt đời”.

Tôi thấy khá nhiều hình ảnh một Bảo Sinh đấm bốc trên võ đài, chuyện võ đài là thế nào, ông có thể chia sẻ cho độc giả rõ hơn được không?

Tôi mê võ đài, đấm bốc. Trước tôi cũng truyền lại cái đam mê ấy cho cậu con trai tôi. Năm 90 tuổi, tôi sẽ quay trở lại võ đài. Không phải để khoe nhố nhăng, mà chỉ là để thấy rằng ta vẫn đang sống tốt, sống khỏe. Bạn cần phải biết, con người không ai là kẻ yếu cả, mà chỉ là không biết sử dụng tiềm năng sức mạnh của chính mình.

Nhiều tài thế, có khi nào ông buồn?

Buồn chứ. Cô đơn nữa chứ. Nhưng tôi coi đó cũng chỉ là chất liệu cuộc sống. “Quạnh hiu ngay giữa đất trời/ Còn hơn hiu quạnh giữa người thân quen”. Bảo Sinh có thể xây nhà cao cửa rộng, xây chùa, xây nghĩa địa, xây resort cho chó mèo, cho vợ con ở sung sướng, nhưng thực ra, Bảo Sinh chỉ cần được yên thân trong “xó xỉnh” của mình. Để luôn được sống là chính mình. Đó là điều mà Bảo Sinh luôn thực hiện. Không gì ngăn cản được những bước chân, lối sống, sở thích của mình. Một Bảo Sinh “Muốn sống như một thánh nhân/Bát Phố ẩn giữa bước chân phố phường”.

Xin chân thành cảm ơn ông. Chờ ông lên võ đài năm 90 tuổi. Hẳn sẽ là một cuộc vui!

Codet Hanoi (thực hiện)

Share:
Previous post Giám đốc trung tâm CSAGA Nguyễn Vân Anh: “Có lúc tôi thấy sợ hãi truyền thông, sợ hãi cách lan truyền tội ác!”
Giám đốc trung tâm CSAGA Nguyễn Vân Anh: “Có lúc tôi thấy sợ hãi truyền thông, sợ hãi cách lan truyền tội ác!”
Next post Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây

Có thể bạn quan tâm

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: “Vì tôi vẩn vơ, mà trong sương mù, lại có cái gì đó!”
Share:
Nhân vật

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: “Vì tôi vẩn vơ, mà trong sương mù, lại có cái gì đó!”

11/08/2020 Codet Hanoi
Hà Nội hiện lên qua tháng năm trong ảnh của Hữu Bảo đúng như bản chất của sự biến chuyển trong một đô thị luôn vận động và thay đổi. Câu chuyện...
Nhà văn Mai Lâm: Cảm giác mình không thuộc về đâu
Share:
Nhân vật

Nhà văn Mai Lâm: Cảm giác mình không thuộc về đâu

11/08/2020 Codet Hanoi
Mai Lâm sáng tác nhạc, nhưng anh hình như không đứng trong đội ngũ nhạc sỹ, Mai Lâm sáng tác văn, nhưng anh hình như không trong tổ chức hội Nhà...

Leave A Comment Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết gần đây

  • Củ niễng xào – món ngon chiều thu
    Củ niễng xào – món ngon chiều thu
    Đời sống

    Củ niễng là gì? Đọc tên bài, sẽ không ít các bạn trẻ bật lên hỏi một cách đầy ngơ ngác. Củ...

  • Vào bếp
    Vào bếp
    Đời sống
  • Con voi bằng gỗ gụ
    Con voi bằng gỗ gụ
    Văn hóa, Xem - Nghe - Đọc
  • Lái chuyến xe quan hệ
    Lái chuyến xe quan hệ
    Đời sống
  • Một đêm dài của người thứ ba
    Một đêm dài của người thứ ba
    Đời sống
Nhận thông báo bài viết mới

Tags

bạo lực ca sĩ Covid CSAGA cuộc sống Diễn viên giáo dục hoài niệm hôn nhân hạnh phúc họa sĩ hội họa LGBT Lưu Quang Vũ món ngon mưa mắc kẹt mở cửa và đi mỹ thuật nghệ sĩ ngoại tình ngẫm nhà báo nhà văn nhạc sĩ Phim ảnh sự nghiệp Thơ trang phục Việt trung thu truyền thông truyện ngắn trầm cảm tâm sự tình yêu tản văn Tết tự kỷ Xuân Quỳnh áo dài âm nhạc điện ảnh định kiến ảnh hà nội ẩm thực
Đừng bỏ lỡ
Kết nối với bản thân
Kết nối với bản thân
25/09/2020
Thiền sư đương đại
Thiền sư đương đại
25/09/2020
Cố gắng cũ trong một bình thường mới
Cố gắng cũ trong một bình thường mới
23/09/2020
Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
23/09/2020
Hãy đánh lừa bộ não
Hãy đánh lừa bộ não
22/09/2020
Ngưỡng mộ những viển vông
Ngưỡng mộ những viển vông
22/09/2020
Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
14/09/2020
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
14/09/2020
Chết khát giữa đại dương
Chết khát giữa đại dương
14/09/2020
Trong thân xác đàn ông
Trong thân xác đàn ông
14/09/2020
Tạp chí điện tử Phụ nữ Mới
Cơ quan chủ quản: Hội Nữ trí thức Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 354/GP-BTTTT ngày 26/8/2019.
Tổng biên tập: Phạm Thanh Hà
Phó tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Hoài
Phụ trách điện tử: Ca Hảo
® Phụ nữ Mới giữ bản quyền nội dung trên website này.
Ghi rõ nguồn “Phụ nữ Mới” khi phát hành lại thông tin từ trang web này.
Tòa soạn
VP Hà Nội: F201 – 7C1B Ngõ 96 Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0973 560 550 – Email: toasoan.tapchiphunumoi@gmail.com
VP TP.HCM: Tầng 2 Tòa nhà Green House, số 184/1A Lê Văn Sỹ, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3991 8768 – Hotline: 0996 266 277.
Email: phunumoi.vphcm@gmail.com.
Quảng cáo
Công ty Cổ phần Truyền thông Phụ nữ Mới
Điện thoại: (028) 3991 8768 – 0938258369 (Ms. Kiều Nguyên)
Email: phunumoi.vphcm@gmail.com.