Tạp chí phụ nữ mới
  • Sự kiện
  • Nhân vật
  • Văn hóa
    • Lang thang trên mạng
    • Tôi là tôi
    • Nhà nhiều cột
    • Xem – Nghe – Đọc
    Những thù và ghét
    Những thù và ghét
    09/25/2020
    Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
    Ký ức về cha tôi, người thợ làm tàu thủy bằng sắt tây
    08/19/2020
    Lấy chồng nghệ sỹ: Bao dung cần cả một đời
    Lấy chồng nghệ sỹ: Bao dung cần cả một đời
    08/13/2020
    Man mác hương mùi đêm 30
    Man mác hương mùi đêm 30
    08/11/2020
    Gian bếp của ngoại
    Gian bếp của ngoại
    08/10/2020
    Chùm chìa khóa nhà
    Chùm chìa khóa nhà
    07/27/2020
    Áo dài, một nét tâm hồn Việt
    Áo dài, một nét tâm hồn Việt
    07/27/2020
    Nhớ bậc thềm xưa
    Nhớ bậc thềm xưa
    07/22/2020
    Thị dân và văn hóa đô thị
    Thị dân và văn hóa đô thị
    07/17/2020
    Hai cây tùng trong công viên
    Hai cây tùng trong công viên
    07/17/2020
    Bỗng dưng… nhớ thùng nước gạo
    Bỗng dưng… nhớ thùng nước gạo
    07/17/2020
    Buổi sáng ở đường sách
    Buổi sáng ở đường sách
    07/17/2020
    Vỉa hè
    Vỉa hè
    07/17/2020
    Những ngày cuối năm…
    Những ngày cuối năm…
    07/17/2020
    Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?
    07/17/2020
    Bèn xem phim để…. quên
    Bèn xem phim để…. quên
    07/06/2020
    Do bạn, dù hạnh phúc hay đau khổ
    Do bạn, dù hạnh phúc hay đau khổ
    09/25/2020
    Thuốc lá và đàn bà
    Thuốc lá và đàn bà
    08/12/2020
    Số ít nhưng hạnh phúc, một mình nhưng mạnh mẽ
    Số ít nhưng hạnh phúc, một mình nhưng mạnh mẽ
    08/12/2020
    Tình yêu chữa lành mọi nỗi đau
    Tình yêu chữa lành mọi nỗi đau
    08/12/2020
    Tha thứ
    Tha thứ
    07/27/2020
    Mùa Covid
    Mùa Covid
    07/06/2020
    Tôi không phải “đàn ông đích thực”, mà thế thì đã sao?
    Tôi không phải “đàn ông đích thực”, mà thế thì đã sao?
    09/25/2020
    Việc nhà không chỉ  của đàn bà
    Việc nhà không chỉ của đàn bà
    07/06/2020
    Con voi bằng gỗ gụ
    Con voi bằng gỗ gụ
    09/28/2020
    Thu và ngôn tình
    Thu và ngôn tình
    09/25/2020
    Nhạc của những kẻ lạc loài
    Nhạc của những kẻ lạc loài
    08/19/2020
    Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Yêu, tin và tồn tại
    Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Yêu, tin và tồn tại
    08/13/2020
    Có ai thấy mình trong “Về nhà đi con”
    Có ai thấy mình trong “Về nhà đi con”
    08/12/2020
    “Ký sinh trùng” hay cuộc rượt đuổi tận cùng thân phận con người
    “Ký sinh trùng” hay cuộc rượt đuổi tận cùng thân phận con người
    08/12/2020
    Hạnh phúc
    Hạnh phúc
    08/10/2020
    Bên này thì vui hơn bên kia
    Bên này thì vui hơn bên kia
    08/10/2020
    Nhạc Việt và những sắc màu tính nữ vượt thời gian
    Nhạc Việt và những sắc màu tính nữ vượt thời gian
    07/17/2020
    Phim “Vợ Ba”, khi cái đẹp có quá nhiều toan tính…
    Phim “Vợ Ba”, khi cái đẹp có quá nhiều toan tính…
    07/17/2020
    Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
    Máu và nước mắt không phải câu chuyện để làm quà
    07/16/2020
    Tản mạn cá kho
    Tản mạn cá kho
    07/16/2020
    Anh yêu
    Anh yêu
    07/06/2020
    Sau bão, vẫn là bão
    Sau bão, vẫn là bão
    07/06/2020
    Kintsugi – Những ‘vết nứt’ vâng
    Kintsugi – Những ‘vết nứt’ vâng
    07/06/2020
    Bàn tay mang hoa đến
    Bàn tay mang hoa đến
    07/06/2020
    Thơ Nguyễn Toàn thắng
    Thơ Nguyễn Toàn thắng
    07/06/2020
  • Tâm lý
    • Chuyên đề trong tháng
    • Sơ cứu tâm trạng
    • Thư gửi em
    • Thiền sư đương đại
    Ngưỡng mộ những viển vông
    Ngưỡng mộ những viển vông
    09/22/2020
    Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
    Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
    09/14/2020
    Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
    Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
    09/14/2020
    Chết khát giữa đại dương
    Chết khát giữa đại dương
    09/14/2020
    Trong thân xác đàn ông
    Trong thân xác đàn ông
    09/14/2020
    “Mắc kẹt” ở Tinder
    “Mắc kẹt” ở Tinder
    09/14/2020
    Những đứt gãy trong kết nối con người
    Những đứt gãy trong kết nối con người
    09/14/2020
    Thất nghiệp – Khó khăn không của riêng ai
    Thất nghiệp – Khó khăn không của riêng ai
    07/06/2020
    Cyberbullying – Những nỗi đau trên mạng
    Cyberbullying – Những nỗi đau trên mạng
    07/06/2020
    Phụ nữ 30 – khi trái tim tự gạt ra lề
    Phụ nữ 30 – khi trái tim tự gạt ra lề
    07/06/2020
    Tình yêu chết rồi !
    Tình yêu chết rồi !
    07/06/2020
    Nỗi lo âu về ngoại hình
    Nỗi lo âu về ngoại hình
    07/06/2020
    Cố gắng cũ trong một bình thường mới
    Cố gắng cũ trong một bình thường mới
    09/23/2020
    Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
    Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
    09/23/2020
    Hãy đánh lừa bộ não
    Hãy đánh lừa bộ não
    09/22/2020
    Muôn trùng cô đơn
    Muôn trùng cô đơn
    08/12/2020
    Tự mình thứ tha
    Tự mình thứ tha
    07/06/2020
    Vượt qua một mối quan hệ độc hại
    Vượt qua một mối quan hệ độc hại
    07/06/2020
    Học cách yêu bản thân thực sự
    Học cách yêu bản thân thực sự
    07/06/2020
    5 giai đoạn để bước qua nỗi đau
    5 giai đoạn để bước qua nỗi đau
    07/06/2020
    Tiền hết, tình tan, đời tàn, tâm trạng nát?
    Tiền hết, tình tan, đời tàn, tâm trạng nát?
    07/06/2020
    Vì sao người tốt không sống được với nhau?
    Vì sao người tốt không sống được với nhau?
    07/06/2020
    Buồn nốt hôm nay
    Buồn nốt hôm nay
    07/06/2020
    Kết nối với bản thân
    Kết nối với bản thân
    09/25/2020
    Mùa mưa tới
    Mùa mưa tới
    07/06/2020
    Thiền sư đương đại
    Thiền sư đương đại
    09/25/2020
    Thiền sư đương đại – Hậu COVID
    Thiền sư đương đại – Hậu COVID
    07/06/2020
  • Gia đình
    • Nói với con
    • Góc nhìn phụ nữ
    • Góc nhìn đàn ông
    • Đàn ông mất ngủ
    Nói với con – Khi thế giới không là cổ tích
    Nói với con – Khi thế giới không là cổ tích
    07/06/2020
    Nếu không…
    Nếu không…
    08/28/2020
    Tự do trong bếp
    Tự do trong bếp
    08/13/2020
    Khi phụ nữ “làm quan”
    Khi phụ nữ “làm quan”
    08/07/2020
    Tại sao phải giữ chồng?
    Tại sao phải giữ chồng?
    07/17/2020
    Yêu xa…
    Yêu xa…
    07/17/2020
    Mẹ cảm thấy thế nào?
    Mẹ cảm thấy thế nào?
    07/17/2020
    Bếp và Tết
    Bếp và Tết
    07/17/2020
    Nắng
    Nắng
    07/16/2020
    Nước sông – Nước giếng
    Nước sông – Nước giếng
    07/06/2020
    Trong một căn bếp nhỏ
    Trong một căn bếp nhỏ
    07/06/2020
    Đèn vàng
    Đèn vàng
    09/25/2020
    Một mai qua cơn mê…
    Một mai qua cơn mê…
    09/25/2020
    Tậu chồng
    Tậu chồng
    08/28/2020
    Nạn nhân của quyền lực
    Nạn nhân của quyền lực
    08/28/2020
    Người xưa luôn có lối về
    Người xưa luôn có lối về
    08/12/2020
    Đàn bà hào sảng
    Đàn bà hào sảng
    08/11/2020
    Mất hứng
    Mất hứng
    07/17/2020
    Khuôn mặt đàn bà
    Khuôn mặt đàn bà
    07/17/2020
    Đừng an ủi khi nàng thở than
    Đừng an ủi khi nàng thở than
    07/17/2020
    Dậy mà đi
    Dậy mà đi
    07/06/2020
    Tình bạn đơn phương
    Tình bạn đơn phương
    07/06/2020
    Mẹ là siêu đàn ông
    Mẹ là siêu đàn ông
    07/06/2020
    Mắc kẹt trong cơn giận
    Mắc kẹt trong cơn giận
    09/25/2020
    Đàn ông và định mức thất bại
    Đàn ông và định mức thất bại
    07/06/2020
  • Đời sống
  • Phòng tranh
  • Đặt mua tạp chí Phụ nữ Mới
Close
Tạp chí phụ nữ mới
Close
  • Sự kiện
  • Nhân vật
  • Văn hóa
    • Lang thang trên mạng
    • Tôi là tôi
    • Nhà nhiều cột
    • Xem – Nghe – Đọc
  • Tâm lý
    • Chuyên đề trong tháng
    • Sơ cứu tâm trạng
    • Thư gửi em
    • Thiền sư đương đại
  • Gia đình
    • Nói với con
    • Góc nhìn phụ nữ
    • Góc nhìn đàn ông
    • Đàn ông mất ngủ
  • Đời sống
  • Phòng tranh
  • Đặt mua tạp chí Phụ nữ Mới
Muôn trùng cô đơn
Sơ cứu tâm trạng, Tâm lý 08/12/2020 Codet Hanoi

Muôn trùng cô đơn

“Nhiều lúc đi trên đường, tôi chỉ muốn đâm đầu vào cái xe tải. Đi khám, bác sĩ bảo tôi bị trầm cảm, cho thuốc, nhưng không ăn thua. Càng uống, càng có tác dụng phụ. Những cơn hoang tưởng ám thị tôi ngày càng nhiều”.

Đó là lời tâm sự của một người đàn bà đã 40 tuổi, cái tuổi người ta nghĩ là phải thừa chín chắn, vốn sống, kinh nghiệm và cả bản lĩnh. Hai đứa con, tiến sĩ, làm ở một viện khoa học, chồng kiếm ăn được, nhưng không bao giờ thấy hạnh phúc. Vì sao lại trầm cảm, vì sao lại muốn chết, vì sao lại ly thân chồng, vì sao lại cáu gắt, nóng nảy suốt ngày, vì sao, vì sao?

Cô bảo: “Có ai biết lương tiến sĩ như tôi được bao nhiêu không? Tôi chịu đựng bao nhiêu năm giời ở cơ quan vì hình như tôi không biết làm gì ngoài công việc ở đó, có lẽ tôi không có khả năng kiếm ăn thật. Mẹ chồng thường vẫn chửi tôi là đồ tiến sĩ giấy, có cứt đổ vào mồm. Chồng thì chửi, bảo tôi ăn cắp tiền của chồng, đã thế hắn lại trai gái… Tôi ly thân với hắn ngay sau khi đẻ đứa con đầu tiên. Ăn cơm không cùng mâm, ngủ không chung giường. Một lần say rượu, hắn đè tôi ra, và tôi lại chửa”.

Vậy sao chị cứ chịu đựng vậy?

“Tôi sợ không nuôi được hai con. Ly dị là mất hết, một mình không kham nổi. Tôi không muốn con không có bố. Hắn và tôi có thể không còn yêu nhau, nhưng hắn yêu và vẫn chăm sóc con hắn. Tôi muốn được làm nhiều việc hơn nữa, kiếm được nhiều tiền hơn nữa… để chủ động tất cả”.

Xin không bình luận, xin không lời khuyên, bởi những người đàn bà mệt mỏi này có lẽ đã vạch cho mình con đường đi. Nhưng chị đã tìm đúng, tìm tới nhóm bạn để thổ lộ những tâm trạng của mình, và để mọi người biết cái bệnh của mình, kéo mình ra khỏi thế giới đen như “tiền đồ” của chị Dậu. Sau một thời gian, đã thấy chị có vẻ “văn minh” hơn qua cách ăn mặc, hưởng thụ thế giới hết mình, và công việc cũng tiến triển hơn, trừ việc hòa hợp với chồng là chưa và chắc không bao giờ. Thôi được, không sao, miễn là tự mình đã nắm được tóc mình lên, không còn những ý nghĩ đâm đầu vào xe tải nữa là tạm được.

Càng ngày, những tiêu đề trên báo như: “Nguyên nhân người phụ nữ giết con và cháu ở Thanh Oai”, “Bé 33 ngày tuổi chết trong chậu nước, nghi phạm là người mẹ”… ngày càng nhiều.

Gia đình người chồng sẽ còn ám ảnh thế nào khi cô con dâu trẻ 9x đã dìm con trong chậu nước và viết lên bậc cầu thang dòng chữ “Tao giết mày”, cô gái trẻ sẽ sống thế nào sau bi kịch của đời cô? Không ai còn biết nữa.

Điều này cũng không hề là tiếng chuông báo động cho mọi người cảnh giác với căn bệnh trầm cảm đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Tần suất những bà mẹ ôm con tự tử càng nhiều, một cô gái mang bầu 7 tháng tự tử vì trầm cảm, và ngày 25 tháng 9 này, một bà mẹ 9x ôm con mới 8 tháng tuổi tự tử ở cầu Vĩnh Tuy xuống sông Hồng lại khiến tôi rùng mình. Trầm cảm sau sinh thực sự đáng sợ.

Sau khi sinh nở, phụ nữ bị thay đổi đột ngột về nội tiết estrogen, progestogen và hoocmon tuyến giáp suy giảm dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể, nhạy cảm quá mức, có thể khóc cả ngày, yêu thương con nhưng đôi khi dồn stress lên người con mà không thể kìm chế được. Lúc này các bà mẹ thường bị ám ảnh, hoang tưởng, nhiều ý nghĩ nông nổi, và điên cuồng chợt đến, khó dập tắt mà thường nung nấu trong người. Nếu ai đó tinh ý phát hiện ra, giúp người trầm cảm thoát được tình trạng này sẽ làm các bà mẹ sau sinh giải tỏa được phần nào tinh thần và gạt bỏ những suy nghĩ yếu đuối tiêu cực.

Giá ai đó có thể không coi những lời thở than, những bâng quơ viết trên Facebook hay những thổ lộ thầm kín là vớ vẩn, thế nên, người trầm cảm thường tự thu mình lại, không bộc lộ ra ngoài bởi sợ sự chê cười hoặc vì người khác không hiểu mình. Cần lắm một sự bao dung xoa dịu!

Trầm cảm thời công nghệ khác trầm cảm thời xưa. Tôi lại ước sao đời sống này, người ta bỏ bớt điện thoại để gần gũi nhau, đề cho nhau một nụ cười sẻ chia có thật. Không còn ngồi gần nhau mà phải nói chuyện với nhau qua tin nhắn, không còn làm tình xong, việc đầu tiên là vớ lấy cái điện thoại, mà thay vào đó, là sự vuốt ve nhau, thì thầm với nhau, nhẹ nhàng với nhau như đã từng nhẹ nhàng với hàng tỷ người dưng trên mạng.

Trầm cảm thời công nghệ là chỉ đưa ra những gì gọi là đẹp đẽ bề ngoài, ăn ngon mặc đẹp, chơi xa, văn minh vật chất lên ngôi, người ta quan tâm tới tất cả những chuyện không liên quan tới mình mà quên đi cảnh sống của mình đang diễn ra như thế nào, và phải làm gì để giải quyết nó. Sống vui cái vui người khác, buồn nỗi buồn người khác, chạy theo đám đông một cách vô thức mà không hiểu mình cũng là một quân cờ trong thế giới hỗn loạn ấy. Hoặc người ta cũng có thể mất hút trong thế giới số.

Muốn ẩn mình, muốn người ta quên mình đi? Quá dễ trong thời đại này. Chỉ cần xóa bỏ mọi sự kết nối, bạn sẽ chìm lỉm trong muôn ngàn thông tin đang bao vây xung quanh. Ai người ta còn nhớ tới bạn, hoặc có, cũng chỉ là thoáng qua. Rồi chính họ cũng để bạn rơi trong hố sâu của bạn, bởi họ cũng đang bị cuốn theo dòng đời sôi động. Thế nên người chồng của cô gái 9x kia, viết status trên Facebook những dòng yêu thương mong vợ trở về. Anh không thể tưởng tượng nổi tại sao vợ mình lại có thể ôm con tự tử. Mọi chuyện đều ổn kia mà? Anh đâu có hiểu, đôi khi chỉ một sự tổn thương nho nhỏ, hoặc cảm thấy bất lực tự ti với bản thân, mà người trầm cảm bị đẩy tới tiêu cực cao độ có thể quyết chí tự sát bất chấp tất cả…

Bạn có thể nấu một món ăn, trồng một cái cây, gieo vài hạt đỗ, cọ toilet, dọn phòng, vứt bỏ đồ không dùng đến. Nhưng, tôi biết, nhiều khi người trầm cảm, đến nhấc mình lên để đi tắm còn khó, chỉ muốn nằm và nằm triền miên. Thở còn không muốn, nói gì làm. Và nếu bạn đang ở trong vòng vây của sự cô đơn, không có ai ở bên, hãy chú tâm vào hơi thở yếu ớt của mình. Nhắm mắt lại, kể cả lúc đang nằm, hít vào từ từ, thở ra từ từ. Quan sát hơi thở của mình, bởi chỉ có thở mới cứu được bạn. Và hãy coi đây như một trò tiêu khiển trong cơn chán chường. Đố bạn biết hơi thở của bạn thế nào? Và từ hơi thở yếu, sẽ tới hơi thở đều đặn, khỏe khoắn. Bạn có thể lôi trò chơi này ra chơi bất cứ lúc nào, bạn hoàn toàn tự chủ mà không cần phải nương vào ai. Cứ dạo chơi cùng hơi thở. Dần dà, bạn sẽ hiểu được, tại sao cái sự thở ấy lại cứu mình. Nếu trải nghiệm được rồi, hãy đừng ngần ngại mà chia sẻ với tôi.

Mùa thu – mùa man mác, mùa lạnh, mùa của sự cô đơn và trầm cảm. Mong chúng ta hãy cùng nhau vượt qua vòng vây muôn trùng cô đơn này. Nhớ nhé. Hãy thở đi…

Lam Tuệ

Tags: tâm sự trầm cảm
Share:
Previous post Họa sĩ Trần Hoàng Hải Yến: “Quái” nay không giống “quái” xưa!
Họa sĩ Trần Hoàng Hải Yến: “Quái” nay không giống “quái” xưa!
Next post Nhà báo Lê Hồng Lâm: Đơn độc vượt qua chướng ngại
Nhà báo Lê Hồng Lâm: Đơn độc vượt qua chướng ngại

Có thể bạn quan tâm

Thiền sư đương đại – Hậu COVID
Share:
Tâm lý, Thiền sư đương đại

Thiền sư đương đại – Hậu COVID

07/06/2020 Tài Đặng
Sau COVID, ai nấy hối hả tìm kiếm những giải pháp phục hồi kinh tế, an ủi tâm lý và là phẳng những vết hằn sinh ra thời giãn cách. Thiền sư, ông...
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
Share:
Tâm lý, Chuyên đề trong tháng

Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị

09/14/2020 minh
Trong vườn ngôi nhà cũ ở quê tôi Khương Hạ có một cây thị cổ thụ. Cữ này năm xưa, tụi trẻ con chúng tôi hay đạp xe về hái thị, ổi. Mỗi lần về quê...

Leave A Comment Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết gần đây

  • Củ niễng xào – món ngon chiều thu
    Củ niễng xào – món ngon chiều thu
    Đời sống

    Củ niễng là gì? Đọc tên bài, sẽ không ít các bạn trẻ bật lên hỏi một cách đầy ngơ ngác. Củ...

  • Vào bếp
    Vào bếp
    Đời sống
  • Con voi bằng gỗ gụ
    Con voi bằng gỗ gụ
    Văn hóa, Xem - Nghe - Đọc
  • Lái chuyến xe quan hệ
    Lái chuyến xe quan hệ
    Đời sống
  • Một đêm dài của người thứ ba
    Một đêm dài của người thứ ba
    Đời sống
Nhận thông báo bài viết mới

Tags

bạo lực ca sĩ Covid CSAGA cuộc sống Diễn viên giáo dục hoài niệm hôn nhân hạnh phúc họa sĩ hội họa LGBT Lưu Quang Vũ món ngon mưa mắc kẹt mở cửa và đi mỹ thuật nghệ sĩ ngoại tình ngẫm nhà báo nhà văn nhạc sĩ Phim ảnh sự nghiệp Thơ trang phục Việt trung thu truyền thông truyện ngắn trầm cảm tâm sự tình yêu tản văn Tết tự kỷ Xuân Quỳnh áo dài âm nhạc điện ảnh định kiến ảnh hà nội ẩm thực
Đừng bỏ lỡ
Kết nối với bản thân
Kết nối với bản thân
09/25/2020
Thiền sư đương đại
Thiền sư đương đại
09/25/2020
Cố gắng cũ trong một bình thường mới
Cố gắng cũ trong một bình thường mới
09/23/2020
Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
Để vượt qua mắc kẹt trong cuộc sống
09/23/2020
Hãy đánh lừa bộ não
Hãy đánh lừa bộ não
09/22/2020
Ngưỡng mộ những viển vông
Ngưỡng mộ những viển vông
09/22/2020
Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
Hạnh phúc cũng làm tôi mắc kẹt
09/14/2020
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
Nếu cô Tấm kẹt trong trái thị
09/14/2020
Chết khát giữa đại dương
Chết khát giữa đại dương
09/14/2020
Trong thân xác đàn ông
Trong thân xác đàn ông
09/14/2020
Tạp chí điện tử Phụ nữ Mới
Cơ quan chủ quản: Hội Nữ trí thức Việt Nam
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 354/GP-BTTTT ngày 26/8/2019.
Tổng biên tập: Phạm Thanh Hà
Phó tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Hoài
Phụ trách điện tử: Ca Hảo
® Phụ nữ Mới giữ bản quyền nội dung trên website này.
Ghi rõ nguồn “Phụ nữ Mới” khi phát hành lại thông tin từ trang web này.
Tòa soạn
VP Hà Nội: F201 – 7C1B Ngõ 96 Võ Thị Sáu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 0973 560 550 – Email: toasoan.tapchiphunumoi@gmail.com
VP TP.HCM: Tầng 2 Tòa nhà Green House, số 184/1A Lê Văn Sỹ, P. 10, Q. Phú Nhuận, TP.HCM.
Điện thoại: (028) 3991 8768 – Hotline: 0996 266 277.
Email: phunumoi.vphcm@gmail.com.
Quảng cáo
Công ty Cổ phần Truyền thông Phụ nữ Mới
Điện thoại: (028) 3991 8768 – 0938258369 (Ms. Kiều Nguyên)
Email: phunumoi.vphcm@gmail.com.